Monday, March 24, 2014

Một số bài thuốc về cây Chùm Ngây


Cây chùm ngây hay ba đậu dại (Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây (Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.


Trong tiếng Anh, cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như “cây thần diệu” (Miracle tree), “cây kỳ quan” (Wonder tree), “cây vạn năng” (Multipurpose tree), “cây độ sinh” (Tree of life, theo quan điểm nhà Phật), “cây cải ngựa” (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), “cây dùi trống” (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), “cây dầu bel” (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).


Về sinh dưỡng học hầu hết các bộ phận sống của cây chùm ngây đều có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật.

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Một số nguồn nghiên cứu cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, cây được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Lá chùm ngây chứa nhiềuvitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần rau diếp, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối.

Hoa chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước phương Tây sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng canxi và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây.

Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng,...

Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loại rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horseradish tree" và cũng từ đó, người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa"

Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm, nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Những nghiên cứu về chùm ngây đa số được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và Châu Phi. Cây được biết đến và sử dụng từ hàng ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. 

Các tổ chức phi chính phủ là "Trees for Life International", "Church World Service", "Educational Concerns for Hunger Organization" và "Volunteer Partnerships for West Africa" đã ủng hộ cho cây chùm ngây là "nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các nước nhiệt đới". Một nhà nghiên cứu đã công bố rằng "bột lá chùm ngây có tác dụng dinh dưỡng và có thể sử dụng để chống lại nạn đói."


MỘT SỐ BÀI THUỐC VỀ CÂY CHÙM NGÂY

Theo bác sĩ đông y Nguyễn Văn Nghị (Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai), các bộ phận của cây, như: lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống ôxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Riêng hạt và hoa chùm ngây có tác dụng chữa các triệu chứng về gout, huyết áp, giảm stress, tăng cường sinh lực. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng rễ chùm ngây, vì có khả năng gây sảy thai.

1. Trị u xơ tiền liệt tuyến:
(Bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột)
Bài thuốc 1:
-Vỏ cây chùm ngây 50g - Dây Sống chua (Lá nấu canh chua, mọc nhiều ở Quảng Ngãi) 50g Xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1-2 tháng.
Bài thuốc 2:
- Dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.

2. Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan:
Mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.

3. Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate:
Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

4. Chữa phụ nữ sinh xong, đau dạ con (Tử cung co bóp):
Rễ cây Chùm ngây 100g rửa sạch, thái mỏng, phơi khô sao vàng, hạ thổ. Sắc với 250ml nước , còn 150ml nước thuốc , chia làm 2 lần. Uống lúc đói.

5. Lắng nước, lọc nước:
Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đu.c vùng lũ lụt, nước đu.c ở ruộng, ao, hồ. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

6. Dưỡng da :
Tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm) 
lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút

7. Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay: 
Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lân trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con.


Lưu ý: Phụ nữ có thai hạn chế dùng cây chùm ngây.

No comments:

Post a Comment