Monday, March 24, 2014

Vẻ đẹp và công dụng tuyệt vời của cây SALA

Cây Sala tên khoa học là Couroupita guianensis Mart. ex Berg, họ Lộc vừng Lecythidaceae, bộ Sim Myrtales. Cây Sala có 2 loại : loại hoa màu hồng và loại hoa màu đỏ.


Người ta gọi cây Sala bằng nhiều tên khác nhau như : Cây Sal (Shorea robusta Gaertn. f), cây Cannonball, cây Shorea robusta, cây Đầu Lân. Tên tiếng Anh: Cây đạn đại bác (Cannon ball-tree) do quả tròn đều như viên đại bác cổ. Ở Việt Nam, cây Sala còn gọi là cây Đầu lân, Hàm rồng. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. 



Cây có chiều cao tới 30-35m, phát triển chậm. Đường kính thân cây thường có chiều ngang từ 2 cho đến 2,5 m. Gỗ cứng có tính dẻo dai, đổi màu khi mới cắt ra nhưng sau đó trở thành màu sẫm hơn. Thân cây thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, từ xa nhìn giống như hai cây nên còn gọi là Song thọ. Gỗ Sala được dùng nhiều trong việc xây cất nhà cửa và đóng đồ trang trí.

Vỏ cây mịn, màu nâu đỏ hoặc màu xám, thường nứt theo chiều dọc. Hoa sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m. Hoa giống như cái đầu lân, màu vàng, trắng, đỏ hồng, có pha chút nâu nhạt ở vòng ngoài, cánh hoa rất dầy. Nụ màu xanh dợt. Mọc thành chùm dài, rất thơm được dùng trong mỹ phẩm. Hoa thường có 5-6 cánh, không đều, mỗi cánh dài từ 5-7,5 cm. Hoa rất thơm nên được dùng trong mỹ phẩm và trong hương liệu. Quả lớn tròn to đường kính quả 15–24 cm, có 200-300 hạt trong một quả.

Cây Sala phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á và lưu vực sông Amazon. Hiện nay, phần lớn các cây không mọc ngoài thiên nhiên mà được trồng do dạng cây lớn cổ thụ và hoa mọc đẹp, thơm và lạ.

CÔNG DỤNG

Cây sala có chứa các chất kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. 

Lá chứa: acid ursolic, uvaol, α-caroten, β-carotene, lutein và pheophyoin. Nước ép từ lá được dùng để chữa các bệnh ngoài da và lá non trị đau răng.

Quả Sala không có ai ăn vì có mùi hơi khó ngửi, thường được dùng theo kinh nghiệm dân gian như một loại vacine thiên nhiên cho gia cầm để ngăn ngừa dịch bệnh. Quả Sala có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương. Hột cây chứa nhiều acid amin. Dầu hột có tính chất diệt trùng. 

Thân cây đem chiết xuất thì có được một chất khử nấm. Nhựa được sử dụng như một chất làm se trong y học cổ truyền của Ấn Độ và cũng dùng làm hương đốt trong các nghi lễ.

Lương y Bùi Thái Khiêm–người đang trực tiếp điều hành phòng khám tại chùa Tường Quan Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh cho biết hoa sala đem phơi khô, đem hãm nước uống như trà xanh có tác dụng chữa bệnh. Cụ thể những người mắc chứng mất ngủ, tâm trạng hồi hộp và mất ổn định đường huyết đều có thể vận dụng phương pháp trên. Trong các tài liệu y học từng nhắc đến công dụng hạ đường huyết (hạ huyết áp) của hoa sala.

Cách dùng cây Sala trị một số bệnh:

-Trị đau bụng, khó chịu: Đun vỏ cây Sala với sữa bò, thêm một chút đường, lọc qua vải thưa. Uống mỗi ngày với mật ong trong 21 ngày.
-Trị vết thương, đứt tay chân: Nghiền vỏ cây thành bột, trộn thành khối nhão. Hơ nóng khối nhão rồi đắp vào vết thương trong 21 ngày.
-Trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh: Nghiền chung vỏ cây, tiêu đen, trộn với nước vo gạo, uống với mật ong khi bụng đói, chỉ uống khi bắt đầu có kinh. 

Trong y dược Ayurvedic (Ấn Độ - Pakistan), Sala được xem là một vị thuốc của phụ nữ, thường được sử dụng để trị các bệnh phụ khoa.

No comments:

Post a Comment